Kết quả tìm kiếm cho "Công ty TNHH Thương mại và Du lịch làng Chăm An Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 50
Thổ nhưỡng An Giang thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây ăn trái. Thời gian qua, hoạt động liên kết, tiêu thụ cây ăn trái được quan tâm; doanh nghiệp (DN) đầu tư, xúc tiến liên kết tại các vùng chuyên canh phát triển quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Chưa bằng lòng với thành quả đạt được, tỉnh đang ấp ủ giấc mơ đem “cây nhà lá vườn” vươn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, phủ rộng trên thế giới.
Với tính lan tỏa cao, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ngày càng thu hút, hấp dẫn các chủ thể kinh tế tham gia. Từ sản phẩm bản địa, sản phẩm truyền thống ở làng quê, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), qua gắn nhãn OCOP, tất cả vươn xa hơn về thực tế địa lý và giá trị mang lại.
Phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) gắn với tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực của tỉnh là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, phù hợp định hướng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp tập trung, hiện đại, hiệu quả; chuyển đổi tư duy của nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Những năm qua, triển khai Chương trình hành động 06-CTr/TU, ngày 29/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lĩnh vực này, toàn tỉnh đạt những kết quả bước đầu.
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu lớn với các ngành hàng đa dạng và phong phú như nông sản, thủy sản, đồ gỗ, dệt may, điện tử và các sản phẩm công nghiệp khác.
Công ty TNHH Thương mại và Du lịch làng Chăm An Giang đã tổ chức Lễ ra mắt công ty và khai trương mô hình “Chợ quê làng Chăm Đa Phước”. Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang Lê Trung Hiếu; Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy An Phú Phùng Minh Tân; lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện An Phú; đại diện Ban Giáo cả các thánh đường Hồi giáo dân tộc Chăm trong tỉnh… đã đến dự.
Là sản phẩm du lịch (DL) mới của An Giang, làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp (DN) DL trong, ngoài tỉnh và tạo được hiệu ứng mạnh mẽ trên truyền thông, mạng xã hội. Sau khi ra mắt làng bè sắc màu, mục tiêu tiếp theo của ngành chuyên môn là nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ du khách khi đến trải nghiệm tại đây.
Diễn ra giữa tháng 12/2023 tại TP. Châu Đốc, Ngày hội sản phẩm đặc trưng nổi tiếng An Giang và các vùng miền trở thành điểm nhấn đặc biệt trong hoạt động giao thương của tỉnh cuối năm. Ngày hội giới thiệu hình ảnh, sản phẩm đặc trưng, giá trị văn hóa truyền thống, món ăn dân gian của An Giang và các tỉnh, thành phố đến với du khách, tạo cơ hội để doanh nghiệp (DN) mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu trên lĩnh vực thương mại - du lịch và đầu tư.
Sau 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, toàn tỉnh An Giang có 92 sản phẩm OCOP (2 sản phẩm 5 sao – cấp quốc gia; 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 15 sản phẩm 4 sao; 72 sản phẩm 3 sao) của 62 chủ thể kinh tế. Chương trình góp phần xây dựng, phát triển thương hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm nông sản có lợi thế, nâng cao thu nhập người dân, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Sở hữu những giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán độc đáo, phong cảnh thiên nhiên hữu tình… An Giang đang thu hút sự quan tâm của du khách đối với mô hình du lịch (DL) cộng đồng, trong đó có phát huy văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất phát triển kinh doanh và quảng bá sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh tổ chức sự kiện sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh An Giang đồng hành cùng người tiêu dùng lần thứ II/2023. Qua đó, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP và văn hóa ẩm thực đặc trưng An Giang đến với người dân, du khách trong, ngoài tỉnh.
Với thông điệp “Dễ dàng giúp người dân sở hữu bất động sản trở lại”, Thoại Sơn Central tung ra loạt chính sách bán hàng hấp dẫn kích thích nhu cầu giao dịch của khách hàng, góp phần phục hồi thị trường bất động sản sau một thời gian dài trầm lắng.
Xác định hiệu quả trong hoạt động sản xuất - kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN) khi đầu tư tại An Giang là thước đo cho sự thành công của tỉnh, với quan điểm “chính quyền kiến tạo, DN đồng hành”, An Giang luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các DN an tâm đầu tư, SXKD. Khi các điểm nghẽn chính về giao thông, nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách được tháo gỡ, DN càng có cơ hội cùng tỉnh bứt phát vươn lên.